Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

MẠNG QUẢNG CÁO RAO VẶT TRỰC TUYẾN - ĐỊA ĐIỄM DU LỊCH HẤP DẪN


You are not connected. Please login or register

Biệt điện Lệ Xuân

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1new Biệt điện Lệ Xuân Wed May 02, 2012 11:18 pm

dulichda

avatar
Khách viếng thăm

[b]Biệt điện Lệ Xuân [/b]


[img]http://www.dulichhue.com/dulichdalat/files/2012/02/17.jpg[/img]
Biệt điện Trần Lệ Xuân xa hoa lộng lẫy
trước đây, nay là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Cục Văn thư và lưu trữ
nhà nước – Bộ Nội vụ) ở số 2 Yết Kiêu, Đà Lạt, Lâm Đồng được trùng tu,
phục chế nguyên vẹn, mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng của sự kết
hợp hài hòa giữa văn hóa và du lịch.

Kho Mộc bản quý hiếm: Dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, năm 1960,
Mộc bản được chuyển từ Huế về Đà Lạt do chi nhánh Văn khố Đà Lạt quản
lý. Mộc bản là những bản in chữ Hán khắc vào gỗ, kích thước trung bình
0,43m x 0,27m, dày từ 2 – 4 cm, mỗi tấm nặng chừng 300 – 400g. Chúng tôi
thực sự ngỡ ngàng khi bước vào kho chuyên dụng lưu giữ tài liệu Mộc bản
triều Nguyễn tại biệt điện Trần Lệ Xuân. Nơi đây đang lưu giữ trên
30.000 tấm Mộc bản được khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm (khắc ngược) dùng để
nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi các chuẩn mực xã hội, điều luật
bắt buộc thần dân phải tuân theo; lưu truyền công danh sự nghiệp của
vua, chúa, các sự kiện, các biến cố lịch sử… hầu hết các bản thảo đều
được Hoàng đế “Ngự lãm”, phê duyệt trước khi cho những người thợ tài hoa
khắc lên gỗ.

Năm Tự Đức thứ hai (1849), triều Nguyễn đã cho dựng Tàng bản
đường để bảo quản Mộc bản. Mộc bản, Châu bản và sách Ngự lãm là kho tư
liệu quý, là nguồn sử liệu phong phú, chân xác về xã hội phong kiến
triều Nguyễn. Hiện tại, Mộc bản đã được in dập ra giấy dó – bản gốc và
bản dập Mộc bản đã được chỉnh lý hoàn chỉnh và ứng dụng công nghệ thông
tin để quản lý và phục vụ khai thác khối tài liệu quý hiếm này. Mộc bản
triều Nguyễn, ngoài giá trị về mặt nội dung, mỗi tấm Mộc bản còn được
đánh giá như một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.

Ngày nay, sau khi Mộc bản triều Nguyễn và các tài liệu lưu trữ được di
chuyển từ Huế về Đà Lạt, Sài Gòn thì được sắp xếp theo trình tự gồm 9
vấn đề chính: Lịch sử, Địa lý, Chính trị – Xã hội, Quân sự, Pháp chế,
Văn hóa – Giáo dục, Tôn giáo – Tư tưởng – Triết học, Ngôn ngữ văn tự,
Văn thơ, Tồn nghi và được lưu giữ trong kho chuyên dụng bảo mật. Các cơ
quan chức năng và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV đang lập hồ sơ đề nghị
UNESCO công nhận Mộc bản triều Nguyễn là di sản văn hóa thế giới.

Dưới chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam, biệt điện Trần Lệ Xuân
là biểu tượng của vẻ đẹp xa hoa, lộng lẫy cùng danh tiếng và quyền uy
của chủ nhân. Đến nay, tại số 2 Yết Kiêu – Đà Lạt, khu biệt điện này đã
được giữ gìn và phục chế lại gần như nguyên vẹn, tọa lạc trên đồi thông
thơ mộng với diện tích khoảng 13.000m2 với ba ngôi biệt thự, một hồ bơi,
một vườn hoa được thiết kế theo kiểu Nhật Bản, cùng nhiều hạng mục lý
thú khác. Có thể nói đây là khu nghỉ dưỡng xa xỉ vào bậc nhất trong giai
đoạn đầu chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1954 – 1963). Giới nghiên
cứu đánh giá khu biệt điện này là một quần thể kiến trúc mang phong thái
quý tộc với nhiều tên gọi hoa mỹ thể hiện quyền uy của chủ nhân nó.
Biệt thự Bạch Ngọc và hồ bơi nước nóng, nơi giải trí của gia đình Lệ
Xuân và các tướng tá quân đội chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam trước
đây. Ngày nay, đến đây du khách có thể thỏa chí vẫy vùng trong làn nước
trong mát của hồ bơi, ngồi thưởng trà, uống rượu, ngắm trăng, đón gió
tại vọng lâu… Biệt thự Lam Ngọc là nơi nghỉ cuối tuần của gia đình Lệ
Xuân, được trang bị hiện đại bậc nhất thời đó, có phòng làm việc, hội
họp, phòng khiêu vũ, phòng trang điểm xa hoa của Lệ Xuân.

Biệt điện Trần Lệ Xuân và những điều chưa biết

Đã có hàng trăm bài viết, cuốn sách và công trình nghiên cứu về chế độ
gia đình trị ở miền Nam Việt Nam dưới thời Ngô Đình Diệm. Hầu hết những
tài liệu đã công bố, đăng tải về lịch sử giai đoạn này đều có đề cập đến
cặp vợ chồng “đệ nhất” Ngô Đình Nhu – Trần Lệ Xuân. Tuy nhiên, những
thông tin về sự khởi nghiệp của Ngô Đình Nhu và “đệ nhất biệt điện” –
nơi hưởng lạc xa hoa lộng lẫy của gia đình họ Ngô ở Đà Lạt thì không hẳn
đã nhiều người biết đến. Xin cung cấp thêm những thông tin lý thú tới
bạn đọc về nội dung này.

Thời kỳ gia đình họ Ngô còn thống trị miền Nam, giới tướng lĩnh
ngụy quyền và nhiều người dân thượng lưu Sài Gòn biết đến khu biệt điện
xa hoa lộng lẫy bậc nhất của gia đình Ngô Đình Nhu – Trần Lệ Xuân ở số 2
Yết Kiêu (phường 5 – Đà Lạt hiện nay). Sau nửa thế kỷ, sự lộng lẫy và
vẻ mỹ lệ của khu biệt điện này không hề mất đi.Khu biệt điện từng được
xem là “đệ nhất trời Nam” được khởi công từ năm 1958 có ba toà biệt lập
với các tên gọi Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc. Bạch Ngọc là nơi giải
trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các tướng tá thời kỳ “Đệ nhất Cộng
hòa”; Lam Ngọc dùng làm nơi nghỉ cuối tuần của riêng gia đình Lệ Xuân
còn Hồng Ngọc là biệt thự mà “bà Nhu” xây tặng cho Trần Văn Chương, bố
đẻ của mình. Lúc khởi công xây dựng cụm biệt điện này, gia đình họ Ngô
đang thời kỳ “làm mưa làm gió” ở miền Nam nên Trần Lệ Xuân đã huy động
tối đa nhân, vật lực và tinh hoa kiến trúc nhân loại để thể hiện đến
đỉnh cao uy quyền và sự giàu sang phú quý của chủ nhân. Nội thất của tất
cả các biệt thự trong tổng khuôn viên 13.000m2 có đầy đủ phòng làm
việc, hội họp, phòng khiêu vũ. Ngoài sân có hồ bơi nước nóng, vọng đài
và một vườn hoa do những kỹ sư được thuê từ Nhật Bản sang thiết kế (nên
còn gọi là vườn hoa Nhật Bản). Điểm thú vị, độc đáo của vườn hoa Nhật
Bản phía sau biệt thự Lam Ngọc là có một hồ sen khi bơm đầy nước trên hồ
này sẽ hiện rõ hình địa đồ Việt Nam. Giữa địa đồ thu nhỏ này còn có cả
dải phân cách thể hiện Vĩ tuyến 17 chia cắt Bắc – Nam. Giấc mộng bá
quyền cuồng loạn và mưu đồ chia cắt vĩnh viễn Tổ quốc Việt Nam đã theo
người đàn bà quyền lực bậc nhất miền Nam một thời đến tận chốn hưởng lạc
cuối tuần này! Đặc biệt, trong biệt thự Lam Ngọc có hầm trú ẩn được
thiết kế bằng thép có thể chống đỡ được sức công phá của đạn B40 và
đường hầm thoát hiểm mà cho đến tận ngày nay người ta vẫn chỉ có thể
phỏng đoán các đường hầm trong nhà đều dẫn ra sân bay Cam Ly(?). Biệt
thự Lam Ngọc 1 hiện là một trong những điểm tham quan ưa thích của du
khách đến Đà Lạt.

Cũng chẳng ai còn nhớ Trần Lệ Xuân đã phải bỏ ra bao nhiêu triệu Mỹ kim
để xây dựng nên cụm biệt điện đặc biệt này nhưng vẻ đẹp lộng lẫy, tinh
tế đến từng cái rãnh thoát nước của khuôn viên thì vẫn trường tồn với
thời gian sau gần nửa thế kỷ “triều Ngô” kết thúc. Có lẽ cũng chính vì
sự nuối tiếc một thời vàng son ở chốn bồng lai tiên cảnh nên những ngày
cuối đời định cư tại Pháp trong sự cô quạnh của tuổi bát tuần, “bà Nhu”
vẫn mang theo bên mình tấm ảnh chụp khu biệt điện này chăng?

Khu biệt điện của Trần Lệ Xuân nổi tiếng đến mức sau ngày nền “Đệ
nhất Cộng hòa” sụp đổ và anh em Diệm – Nhu chết thảm như một sự trả giá
cho những tội ác khét tiếng họ Ngô đã gây ra cho đồng bào miền Nam, hàng
nghìn người từ khắp nơi, có cả nhiều người Mỹ đã tìm về Đà Lạt để chiêm
ngưỡng khu biệt điện này. Nhiều người cao tuổi tại “thành phố hoa” kể
rằng, cùng với sự lộng lẫy, xa hoa, khu biệt điện Trần Lệ Xuân còn được
bảo vệ đặc biệt nghiêm ngặt. Suốt những năm dưới thời Ngô Đình Diệm, khu
biệt điện này luôn có tới hàng chục cảnh sát ngụy túc trực bảo vệ 24/24
giờ. Một con chim lạ bay vào khu vườn cũng có thể bị bắn chết vì nghi
ngờ chim đưa… bom thư! Với hàng núi nợ máu mà chế độ “gia đình trị” Ngô
Đình Diệm gây ra cho những người yêu nước ở miền Nam lúc bấy giờ thì sự
đề phòng của Trần Lệ Xuân cũng là lẽ thường.

Sau đó toàn bộ toà biệt điện đã được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu
sung làm Bảo tàng sắc tộc Tây Nguyên. Tuy nhiên từ sau 1975 và những năm
tiếp theo, khu biệt điện “Đệ nhất trời Nam” này đã không ngừng bị xâm
hại, xuống cấp. Nhiều tiểu công trình kiến trúc quý giá trong khuôn viên
biệt điện bị đập phá, trộm cắp. Những phòng ốc mỹ miều có khi bị người
dân tận dụng để… nuôi súc vật. Hồ nước, đài sen dùng làm nơi nuôi cá!
Trước khi được trùng tu để làm Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, đi ngang
khu biệt điện này người ta vẫn nhận ra sự mỹ miều trên từng lối cỏ nhưng
có cảm giác nặng nề, âm khí vì sự hủy hoại của thời gian và con người.

Đầu năm 2007, Bộ Nội vụ đã quyết định đầu tư hơn 53 tỷ đồng trùng
tu khu biệt điện Trần Lệ Xuân làm cơ sở cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
IV. Hiện, trung tâm này đã chính thức đi vào hoạt động. Đây chính là nơi
bảo quản, lưu giữ hơn 30.000 mộc bản cực kỳ quý giá của triều Nguyễn mà
chính Ngô Đình Nhu những ngày mới tốt nghiệp trường Ecole Nationale des
Chartes – trường đào tạo lưu trữ viên cổ tự học danh tiếng của Pháp –
đã từng sưu tầm. Theo tiến sĩ Đào Thị Diến (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
I), trong công trình nghiên cứu “Ngô Đình Nhu – Nhà lưu trữ Việt Nam
thời kỳ 1938 – 1946″, tính đến năm 2007, Ngô Đình Nhu là “người Việt Nam
đầu tiên và duy nhất tốt nghiệp Trường đào tạo cổ tự viên Ecole
Nationale des Chartes”. Hiện nay, trong các chuyên đề lưu trữ tại Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia IV, có một tiểu chuyên đề về “Ngô Đình Nhu – Nhà
lưu trữ”. Xét ở khía cạnh văn hóa, đây là điều khá thú vị về Ngô Đình
Nhu mà chắc chắn nhiều người chưa được biết đến từ trước tới nay.

Toàn bộ mộc bản triều Nguyễn được Bảo Đại cho chuyển về miền đất cao
nguyên. Từ năm 1983 đến nay, những tài liệu quý này tiếp tục được lưu
giữ tại biệt điện Trần Lệ Xuân tại thành phố Đà Lạt.

Khởi nguyên, đó là khu biệt điện của gia đình ông “cố vấn” chính phủ
ngụy quyền Sài Gòn Ngô Đình Nhu và “đệ nhất phu nhân” Trần Lệ Xuân. Ba
tòa biệt thự tráng lệ tọa lạc trên một triền đồi được coi là ở thế đắc
địa tại thành phố Đà Lạt này đã có mặt từ hơn nửa thế kỷ nay. Sau chính
biến năm 1963, chính quyền Sài Gòn đã trưng dụng làm Bảo tàng Sắc tộc
Tây Nguyên.

Mới đây, với nguồn kinh phí đầu tư trên 50 tỉ đồng, Bộ Nội vụ đã
quyết định thành lập Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4. Cùng với nhiều tài
liệu vô cùng quan trọng khác, đây là nơi lưu trữ kho tàng mộc bản, châu
bản vô giá của triều Nguyễn…

Từ “Đệ nhất biệt điện” trên cao nguyên…

Những bậc cao niên ở thành phố Đà Lạt kể rằng, ngày xưa, đây là
nơi mà không một thường dân nào được phép bén mảng. Cũng chẳng biết ở
trong đó thường có mặt ai và bài trí những gì. Chỉ biết rằng, phía sau
hàng rào bảo vệ nghiêm ngặt ấy là sự hiện diện của những kẻ có quyền uy
bậc nhất của ngụy quyền Sài Gòn.

Vào thời hưng thịnh nhất của gia đình họ Ngô, năm 1958, vợ chồng
ông “cố vấn” đã cho khởi công xây dựng khu biệt điện. Công trình này
được coi là “sân sau” của gia đình quyền lực ấy nên được huy động tối đa
trí lực, nhân lực và vật lực cho việc xây dựng. Khu biệt điện gồm có 3
biệt thự là Hồng Ngọc, Bạch Ngọc và Lam Ngọc. Bạch Ngọc là nơi giải trí
của gia đình Trần Lệ Xuân và tướng tá Sài Gòn. Lam Ngọc được sử dụng làm
nơi nghỉ cuối tuần của gia đình bà “cố vấn”. Còn Hồng Ngọc là tòa biệt
thự mà bà Nhu xây tặng riêng cho bố đẻ của mình là Trần Văn Chương lúc
này đang là Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ.

Chẳng ai biết Trần Lệ Xuân đã bỏ ra bao nhiêu tiền của, nhưng vẻ kiêu
sa, lộng lẫy của công trình này thì vẫn hiện diện cho tới ngày nay.

Khuôn viên của tòa biệt điện nằm trên diện tích 13.000m2 với đầy
đủ phòng làm việc, hội họp, phòng khiêu vũ, phòng chiêu đãi… Ngoài sân
có hồ bơi nước nóng, có vọng đài và một hoa viên cực đẹp do các kỹ sư
đến từ đất nước Phù Tang thiết kế, vì vậy, nó còn được gọi tên là vườn
hoa Nhật Bản. Phía sau vườn hoa này có một hồ sen, khi bơm đầy nước thì
từ mặt hồ sẽ hiện rõ hình địa đồ Việt Nam – thể hiện giấc mơ “lấp sông
Bến Hải” của ông bà “cố vấn”.

Đặc biệt, để đề phòng bị tấn công bất ngờ, trong biệt thự Lam Ngọc
còn có một căn hầm trú ẩn được thi công bằng loại thép đặc biệt, có thể
chống đỡ sức công phá của hỏa lực hạng nặng. Trong căn hầm này có một
đường hầm thoát hiểm, cho đến nay, người ta vẫn chỉ phỏng đoán là nó dẫn
ra phía sân bay Cam Ly, cách nơi này chừng 2km…

Trong thời gian gia đình họ Ngô trên đỉnh cao quyền lực, biệt điện Trần
Lệ Xuân là một trong những nơi được bảo vệ nghiêm ngặt nhất. Suốt ngày
đêm, có hàng chục cảnh sát và vệ binh cộng hòa túc trực tuần phòng. Một
con chim lạ bay vào khu vườn cũng sẽ bị bắn hạ. Thế nhưng, nhân nào thì
quả nấy.

Cuộc chính biến năm 1963 đã kết thúc sự “trị vì” của chế độ độc
tài Ngô Đình Diệm. Cùng số phận với chủ nhân, tòa biệt điện được trưng
dụng làm Bảo tàng Sắc tộc Tây Nguyên vào thời Nguyễn Văn Thiệu nắm
quyền. Đến năm 1975, trong cuộc tháo chạy của ngụy quyền Sài Gòn, không
ít cổ vật vô giá tại bảo tàng này đã bị tuồn ra nước ngoài, nhiều món cổ
vật khác bị lấy cắp, đập phá.

Sau ngày nước nhà thống nhất, chính quyền Cách mạng đã tiếp quản và gìn
giữ nơi này như một phần tài sản quốc gia. Đầu năm 2007, Bộ Nội vụ đã
quyết định đầu tư 53 tỉ đồng để nâng cấp khu biệt điện này và thành lập
tại đây Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4…

…đến kho lưu trữ mộc bản triều Nguyễn

Sau một năm thi công trùng tu, cuối tháng 12/2007, khu biệt điện
Trần Lệ Xuân ngày xưa đã trở thành cơ sở của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4
thuộc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia. Quan điểm của cơ quan chủ quản trong
quá trình trùng tu, nâng cấp là giữ nguyên kiến trúc của tòa biệt điện,
chỉ thay thế một số tiểu tiết để phù hợp với công năng sử dụng.

Trong 3 tòa biệt thự, hệ thống tài liệu đã được trưng bày theo hai
chuyên đề lớn: lưu trữ Việt Nam từ năm 1962 đến nay (lịch sử của ngành
lưu trữ Việt Nam) và miền Trung – Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, trong đó có mảng đặc sắc là mộc bản triều Nguyễn. Cũng
tại đây, có một chuyên đề riêng: Ngô Đình Nhu – nhà lưu trữ Việt Nam.

Năm 1959, khi Bảo Đại lên làm Quốc trưởng của chính phủ bù nhìn
thuộc Pháp, ông ta đã chọn Đà Lạt làm Hoàng triều cương thổ. Toàn bộ mộc
bản triều Nguyễn được ông vua cuối cùng của dòng họ này cho chuyển về
miền đất cao nguyên.

Ban đầu, kho tàng ấy được cất giữ ở Nha Ngân khố, rồi sau đó
chuyển đến nhà dòng Chúa Cứu thế. Từ năm 1983 đến nay, những tài liệu
quý này tiếp tục được lưu giữ tại biệt điện Trần Lệ Xuân.

Mộc bản triều Nguyễn chính là những tấm gỗ quý được khắc chữ Hán và chữ
Nôm (chữ khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi ra
công chúng các chuẩn mực xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân y
tuân. Đó cũng là những bản khắc lưu truyền công danh, sự nghiệp của các
bậc vua chúa, các sự kiện lịch sử, các biến cố thời cuộc, các cuộc tiễu
trừ giặc dã…Tất cả các bản thảo nói trên đều được đích danh hoàng đế ngự
lãm, phê duyệt bằng bút tích trước khi giao cho những người thợ tài hoa
nhất trong cung đình khắc lên gỗ quý.Theo các chuyên gia, do tính chất
cực kỳ quan trọng của mộc bản, dưới thời Minh Mạng, nhà vua từng có chỉ
dụ: “Sai quan Bắc thành kiểm xét các ván in nguyên trữ tại Văn Miếu (Hà
Nội) về các sách Ngũ Kinh, Tứ Thư Đại Toàn, Vũ Kinh Trực Giải cùng Tiền
Hậu Chính Sử và Tứ Trường Văn Thể gửi về kinh để ở Quốc Tử Giám (Kinh đô
Huế)”.

Ngay sau khi đăng quang vào năm 1841, Vua Thiệu Trị cũng đã ban
sắc cho thuyền binh chở toàn bộ mộc bản từ Quốc Tử Giám – Hà Nội về Kinh
đô Huế để bảo quản, tu bổ. Tại các nơi bảo quản, nhân viên coi giữ tài
liệu của triều đình thường xuyên kiểm tra các bản khắc, nếu bản nào bị
hư hỏng hay chữ bị mất nét thì báo cho quan Đốc công Vũ khố đốc sức cho
thợ phục chế ngay…Theo giảng viên Hán – Nôm Nguyễn Thanh Châu, loại gỗ
phổ biến nhất dùng làm ván khắc là gỗ thị. Loại gỗ này có ưu điểm là
chất liệu gỗ rất dai, mềm và mịn, khó bị nứt nẻ nên chữ khắc trên đó sẽ
không bị lệch. Còn sách “Đại Nam nhất thống chí” thì ghi, mộc bản còn
được chế tác từ “cây nha đồng, tục danh là sống mật, sớ gỗ trắng, sáng
ngời như ngà voi”.

Một số nhà nghiên cứu Hán – Nôm và các chuyên gia lưu trữ tỏ ra
hết sức tiếc nuối, vì sau ngày miền Nam mới giải phóng, do chưa hiểu tầm
quan trọng và sự quý giá của hệ thống tài liệu này nên việc bảo quản và
phục chế còn bị xem nhẹ. Hậu quả là hàng loạt các mộc bản bị thất lạc,
hư hỏng nặng, thậm chí một số người không hiểu biết đã chẻ làm củi đun!
Châu bản, mộc bản, sách ngự lãm là kho tư liệu quý, nguồn sử liệu phong
phú và rất đáng tin cậy về đời sống chính trị, xã hội thời Nguyễn. Thế
nhưng, tỉ lệ châu bản còn lưu giữ được đến nay chỉ khoảng 20%. Các sách
sử in vào thời đó cũng bị hư hỏng và mất mát nhiều, số còn giữ được vừa
thiếu vừa không đồng bộ; quá trình tìm kiếm và sao chép lại cũng không
thể tránh được tình trạng “tam sao thất bản”. Số lượng mộc bản hiện còn
được lưu trữ tại đây khoảng 30 ngàn tiêu bản. Với sự cộng tác của các
nhà nghiên cứu Hán – Nôm như Đinh Tấn Dung, Tăng Văn Hỷ, Vũ Văn Kính
cùng Phó giáo sư Phạm Gia Phu và giảng viên Nguyễn Thanh Châu của Đại
học Đà Lạt, trong những năm qua, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia đã triển
khai chương trình “cấp cứu tài liệu châu bản – mộc bản”.Nhiệm vụ của
chương trình là nghiên cứu, phân loại, sắp xếp lại toàn bộ hệ thống mộc
bản, châu bản bị xáo trộn nhiều năm. Đến nay, toàn bộ tài liệu mộc bản
đã được in ra giấy dó rồi hệ thống hóa, tổng hợp được 152 đầu sách thuộc
3 nhóm chính: chính sử triều Nguyễn, tác phẩm văn chương và sách kinh
điển của các nhà Nho dùng để dạy và học. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia cũng
đã ghi hết các tài liệu vào CD-Rom, ghi lại bản dập các tài liệu mộc
bản triều Nguyễn.

Chương trình quản lý tài liệu được xây dựng và nạp vào máy tính để
thuận lợi cho việc tra cứu một cách có hệ thống và in sao dễ dàng.
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia cũng đã xuất bản cuốn sách “Mộc bản triều
Nguyễn – đề mục tổng quan” để công bố, giới thiệu toàn bộ tài liệu quý
hiếm òng Chúa Cứu thế. Từ năm 1983 đến nay, những tài liệu quý này tiếp
tục được lưu giữ tại biệt điện Trần Lệ Xuân.

Mộc bản triều Nguyễn chính là những tấm gỗ quý được khắc chữ Hán và chữ
Nôm (chữ khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi ra
công chúng các chuẩn mực xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân y
tuân. Đó cũng là những bản khắc lưu truyền công danh, sự nghiệp của các
bậc vua chúa, các sự kiện lịch sử, các biến cố thời cuộc, các cuộc tiễu
trừ giặc dã… Tất cả các bản thảo nói trên đều được đích danh hoàng đế
ngự lãm, phê duyệt bằng bút tích trước khi giao cho những người thợ tài
hoa nhất trong cung đình khắc lên gỗ quý. Theo các chuyên gia, do tính
chất cực kỳ quan trọng của mộc bản, dưới thời Minh Mạng, nhà vua từng có
chỉ dụ: “Sai quan Bắc thành kiểm xét các ván in nguyên trữ tại Văn Miếu
(Hà Nội) về các sách Ngũ Kinh, Tứ Thư Đại Toàn, Vũ Kinh Trực Giải cùng
Tiền Hậu Chính Sử và Tứ Trường Văn Thể gửi về kinh để ở Quốc Tử Giám
(Kinh đô Huế)”. Ngay sau khi đăng quang vào năm 1841, Vua Thiệu Trị cũng
đã ban sắc cho thuyền binh chở toàn bộ mộc bản từ Quốc Tử Giám – Hà Nội
về Kinh đô Huế để bảo quản, tu bổ. Tại các nơi bảo quản, nhân viên coi
giữ tài liệu của triều đình thường xuyên kiểm tra các bản khắc, nếu bản
nào bị hư hỏng hay chữ bị mất nét thì báo cho quan Đốc công Vũ khố đốc
sức cho thợ phục chế ngay…

Theo giảng viên Hán – Nôm Nguyễn Thanh Châu, loại gỗ phổ biến nhất
dùng làm ván khắc là gỗ thị. Loại gỗ này có ưu điểm là chất liệu gỗ rất
dai, mềm và mịn, khó bị nứt nẻ nên chữ khắc trên đó sẽ không bị lệch.
Còn sách “Đại Nam nhất thống chí” thì ghi, mộc bản còn được chế tác từ
“cây nha đồng, tục danh là sống mật, sớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà
voi”.

Một số nhà nghiên cứu Hán – Nôm và các chuyên gia lưu trữ tỏ ra hết sức
tiếc nuối, vì sau ngày miền Nam mới giải phóng, do chưa hiểu tầm quan
trọng và sự quý giá của hệ thống tài liệu này nên việc bảo quản và phục
chế còn bị xem nhẹ. Hậu quả là hàng loạt các mộc bản bị thất lạc, hư
hỏng nặng, thậm chí một số người không hiểu biết đã chẻ làm củi đun!
Châu bản, mộc bản, sách ngự lãm là kho tư liệu quý, nguồn sử liệu phong
phú và rất đáng tin cậy về đời sống chính trị, xã hội thời Nguyễn. Thế
nhưng, tỉ lệ châu bản còn lưu giữ được đến nay chỉ khoảng 20%. Các sách
sử in vào thời đó cũng bị hư hỏng và mất mát nhiều, số còn giữ được vừa
thiếu vừa không đồng bộ; quá trình tìm kiếm và sao chép lại cũng không
thể tránh được tình trạng “tam sao thất bản”. Số lượng mộc bản hiện còn
được lưu trữ tại đây khoảng 30 ngàn tiêu bản.

Với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu Hán – Nôm như Đinh Tấn Dung, Tăng
Văn Hỷ, Vũ Văn Kính cùng Phó giáo sư Phạm Gia Phu và giảng viên Nguyễn
Thanh Châu của Đại học Đà Lạt, trong những năm qua, Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia đã triển khai chương trình “cấp cứu tài liệu châu bản – mộc
bản”.

Nhiệm vụ của chương trình là nghiên cứu, phân loại, sắp xếp lại
toàn bộ hệ thống mộc bản, châu bản bị xáo trộn nhiều năm. Đến nay, toàn
bộ tài liệu mộc bản đã được in ra giấy dó rồi hệ thống hóa, tổng hợp
được 152 đầu sách thuộc 3 nhóm chính: chính sử triều Nguyễn, tác phẩm
văn chương và sách kinh điển của các nhà Nho dùng để dạy và học. Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia cũng đã ghi hết các tài liệu vào CD-Rom, ghi lại
bản dập các tài liệu mộc bản triều Nguyễn. Lãnh đạo trung tâm cho biết,
các bản gốc mộc bản được bảo quản trong một kho chuyên dụng được trang
bị hiện đại nhất nước nhằm tăng tuổi thọ của các tài liệu đó đến muôn
đời sau. Kho chuyên dụng này có sức chứa khoảng 5.000 mét giá tài liệu
với hệ thống điều hòa trung tâm, phòng chống đột nhập, phòng cháy chữa
cháy tự động…

Kho tàng mộc bản triều Nguyễn hiện được bảo quản nghiêm ngặt và
khoa học tại thành phố Đà Lạt là một dạng lưu trữ đặc biệt của Việt Nam
và rất hiếm có trên thế giới. Đây thực sự là những tài sản vô giá. Các
cơ quan hữu trách đang lập hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận là di sản
văn hóa thế giới. Thời gian gần đây, dư luận đã bắt đầu quan tâm đến kho
tàng này và nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đã đăng ký được tham
quan, tìm hiểu mục tổng quan” để công bố, giới thiệu toàn bộ tài liệu
quý

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết