Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

MẠNG QUẢNG CÁO RAO VẶT TRỰC TUYẾN - ĐỊA ĐIỄM DU LỊCH HẤP DẪN


You are not connected. Please login or register

du lịch Điện Thái Hòa di sản văn hóa của nhân loại

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

seodulich123

seodulich123

Điện Thái Hòa



du lịch Điện Thái Hòa di sản văn hóa  của nhân loại Dien-thai-hoa-00Tour Huế - Loại di sản: Chưa xếp hạng

Địa chỉ: Thành Phố huế Thành Phố huế Thừa Thiên-Huế Việt Nam

Đặc điểm: Điện Thái Hoà là trung tâm quan trọng nhất của kinh thành, tại đây tổ chức các buổi lễ đại triều.



Ðiện Thái Hoà xây dựng năm 1805 đời Gia Long; năm 1806, Gia Long
chính thức tổ chức lễ đăng quang tại điện này.Năm 1833, vua Minh Mạng
xây dựng Điện Thái Hoà ở chỗ hiện nay trên một nền cao 2,32m, toà điện
dài 44m, sâu 30,5m, cao 11,8m, chính tịch 5 gian, hai chái, tiền tịch 7
gian hai chái, hai nếp nhà ghép lại với nhau, cột sơn son, vẽ rồng vàng,
giữa bờ nóc gắn mảnh sứ nhiều màu, mái lợp ngói Hoàng Lưu Ly. Ở gian
chính giữa có treo một bức hoành khắc đại tự “Thái Hòa Điện”, phía trong
là ngai vàng để trên bệ ba tầng, phía trên trần rủ xuống một cái bửu
tán thiếp vàng, thêu hình viên long. Trên trần mỗi lồng căn có treo lồng
đèn gương hình lục giác, bát giác, các cạnh đính gương ngũ sắc.

Năm 1839, vua Minh Mạng cho sơn son thiếp vàng bộ tuồng gỗ điện làm
tăng thêm phần huy hoàng cho ngôi điện lịch sử này. Năm 1899, vua Thành
Thái cho lát gạch hoa theo kiểu Tây phương. Năm 1923, Khải Ðịnh cho làm
hai lớp gương ở phía trước và phía sau. (Nguyên thuỷ Điện Thái Hoà để
trống, chỉ có những bức sáo che).

Trong điện có trang hoàng một số ché và đồ xưa. Trước sân đặt một
hàng đôn bằng đá chạm, trên mỗi đôn có một cái thống lớn trồng cây cảnh
rất quí. Những người xây dựng Điện Thái Hoà đã tạo được hai nét đặc sắc:
mùa hè vào điện thấy mát, mùa đông thì trái lại, rất ấm. Ngồi trên ngai
ở trung tâm nghe rất rõ những tiếng nói từ các nơi trong điện.

Sân rộng trước điện gọi là sân Ðại Triều Nghi, lát đá Thanh, chia làm
hai bậc: bậc trên dành cho các quan văn, quan võ ấn quan (từ Hàng tam
phẩm trở lên chánh nhất phẩm). Hai bên sân có hai hàng trụ đá đề rõ phẩm
trật để cho các quan xem đó mà sắp hàng cho thứ tự gọi là Phẩm Sơn.

du lịch Điện Thái Hòa di sản văn hóa  của nhân loại Dien-thai-hoa-01Dưới
cùng, gần cầu Trung Ðạo còn một hàng nữa dành cho các kỳ cựu hương lão,
thích lý đến chầu trong những dịp khánh tiết. Hai góc sân có hai con Kỳ
Lân bằng đồng thiếp vàng để trong lồng gương bằng gỗ sơn vàng. Hai con
Kỳ Lân được trang trí ở hai góc sân có ý nghĩa là đời thái bình, đồng
thời nó cũng là một biểu tượng nhắc nhở sự nghiêm chỉnh giữa chốn triều
nghi.

Ngăn cách giữa cửa Ngọ Môn và sân Ðại Triều Nghi là hồ Thái Dịch Đào
năm 1833. Cầu Trung Ðạo hai bên có lan can bắc qua hồ nối liền hai kiến
trúc này với nhau.

Ở hai đầu cầu Trung Ðạo có dựng hai Phường Môn chạm nổi rồng năm móng
(long vân đồng trụ), đường nét sắc sảo tinh vi. Tuy hai trụ bên đối
xứng nhau nhưng một bên rồng vươn lên, một bên lao xuống vẫn tạo ra được
sự sinh động hấp dẫn.

Ðiện Thái Hoà là nơi tổ chức những lễ lớn của triều đình như lễ lên
ngôi, lễ phong Hoàng Thái Tử, lễ tiếp đón sứ thần nước lớn, lễ Vạn
Thọ... Mỗi tháng có hai lần thiết đại triều ở đây, thường triều chỉ tổ
chức ở điện Cần Chánh sau Ðại Cung Môn.

Khi thiết triều, vua đội mũ cửu long, mặc hoàng bào, lưng đeo đai,
tay cầm hốt trầm quế, chân đi hia, uy nghi ngồi trên ngai vàng, các quan
tứ trụ và những hoàng thân, quốc thích được đứng hai bên trong điện,
còn toàn bộ các quan đều sắp hàng đứng ở ngoài sân theo phẩm trật như đã
nêu trên.Những buổi thiết đại triều thường tổ chức rất sớm, khi mặt
trời lên thì thường đã xong
http://www.tourhue.info

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết