Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

MẠNG QUẢNG CÁO RAO VẶT TRỰC TUYẾN - ĐỊA ĐIỄM DU LỊCH HẤP DẪN


You are not connected. Please login or register

Tây cũng phải “bái phục” VN’s Got Talent _HOT

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

HGVBJUGK

avatar
Khách viếng thăm

Simon Cowell cũng phải lắc đầu

Got Talent là show truyền hình thực tế xuất hiện tại Anh lần đầu tiên
vào tháng 6/2007, do công ty của nhà sản xuất Simon Cowell kết hợp với
kênh ITV thực hiện. Britain’s Got Talent là một trong những chương trình
thành công nhất tại Anh và được bán bản quyền cho 41 nước trên thế
giới.

Nhìn vào “cha đẻ” khai sinh ra phiên bản Got Talent, Simon Cowell,
một cái tên đảm bảo vàng cho các chương trình thực tế ăn khách như Idol,
X-Factor,… người ta không khó để đoán vì sao các phiên bản Got Talent
lại thu hút công chúng đến thế.

Tây cũng phải “bái phục” VN’s Got Talent _HOT 1337070917-simon-cowell-1

Simon Cowell - “phù thủy bậc thầy” trong nghề sản xuất các chương trình truyền hình

Phía sau những thành công vang dội, về lượng rating và lợi nhuận
khổng lồ từ việc bán quảng cáo trong chương trình. Các phiên bản Got
Talent cũng ngày càng bị chỉ trích mạnh mẽ bởi đã “thọc bàn tay” quá sâu
vào việc dàn xếp, lừa dối ở hậu trường.

Những chiêu kinh điển đã được “viết thành sách” dạy trong các phiên
bản Got Talent là: bi kịch hóa và lố bịch hóa người chơi. Paul Potts -
quán quân Britain’s Got Talent mùa đầu tiên - được quảng cáo là nhân
viên của một cửa hàng điện thoại và chưa từng làm gì liên quan đến âm
nhạc. Nhưng thực tế, Paul đã tham gia một buổi hòa nhạc opera và hợp tác
với một số hãng sản xuất opera trước khi dự thi.

Choi Sung Bong, chàng trai 22 tuổi người Hàn Quốc từng nổi tiếng khắp
thế giới bởi hai yếu tố: hát hay và mồ côi. Sung Bong từng lấy không
biết bao nước mắt của khán giả với một lý lịch thương tâm về tuổi thơ mồ
côi và thất học. Theo đó, Sung Bong bị bỏ rơi ở trại trẻ từ năm 3 tuổi.
Từ 5 tuổi, cậu phải tự kiếm sống bằng cách bán dạo đồ uống và kẹo cao
su. Trong suốt hơn 10 năm bán hàng vặt và ngủ gầm cầu thang, Sung Bong
vẫn nuôi niềm đam mê ca hát dù chưa từng được học qua thanh nhạc. Tuy
nhiên, sau đó báo chí phát hiện, anh từng tốt nghiệp một trường đào tạo
nghệ thuật chứ không hoàn toàn ngoại đạo.

Chưa hết, một trong những kinh điển nhất là những tin đồn “thiên vị
thí sinh”, “lộ kết quả chung cuộc”. Ngay trước đêm chung kết Britain’s
Got Talent 2011, một blogger tung tin rằng, Ban tổ chức đã sắp xếp trước
để tài năng nhí 12 tuổi Ronan Parke chiến thắng. Sốc hơn nữa, cậu bị
nghi là đã được công ty của nhà tổ chức Simon Cowell âm thầm đào tạo từ 2
năm trước. Lập tức, Cowell đã nhờ đến sự can thiệp của cảnh sát để tìm
ra tung tích kẻ phao tin. Cuối cùng thì kết luận của cảnh sát chỉ là thứ
yếu. Quan trọng là rating đêm chung kết cuộc thi tăng vọt. Kết quả,
Ronan Parke chỉ về nhì, nhưng dư luận thì nghi ngờ, tất cả chỉ là vở
kịch do Simon Cowell vẽ ra.

Nếu không có tình tiết xúc động để bi kịch hóa, hay chưa tới lúc để
“tung tin đồn” thì các bậc thầy phù thủy của những chương trình Got
Talent sẽ lố bịch hóa người chơi để mua vui cho khán giả. Hiện tượng
“vịt già xấu xí” Susan Boyle, Á quân mùa thứ 3 trong phiên bản Anh là
một ví dụ điển hình. Chân dung Susan Boyle được dựng lên như sau: 50
tuổi, thiếu nhan sắc, còn là trinh nữ và chưa từng hôn. Chỉ bấy nhiêu
thôi, cộng với một giọng hát hiếm thấy, ngay lập tức Susan Boyle đã làm
khuấy đảo truyền thông.

Với một tay “phù thủy bậc thầy” trong nghề sản xuất các chương trình
truyền hình như Simon Cowell, việc chế biến và gia giảm các chiêu trò
câu khách thế nào để chương trình trở nên ăn khách là dễ như trở bàn
tay.

Thế nhưng, Simon chỉ “bá đạo” ở trời Tây, bởi ông phải mất 2 mùa để
làm nóng chương trình Got Talent tại Anh. Chỉ đến mùa thứ 3 khi xuất
hiện hiện tượng Susan Boyle, Got Talent mới được nhắc đến như một trong
những chương trình ăn khách bậc nhất với lượng rating đêm chung kết lên
đến gần 20 triệu người xem.

Còn theo Công ty nghiên cứu thị trường TNS, tính đến thời điểm ngày
25/3, Vietnam’s Got Talent có lượng người xem (rating) cao nhất so với
các chương trình truyền hình thực tế khác của VTV3 trong ba năm 2010,
2011 và 2012.

Nghe tin này chắc đến Simon Cowell cũng phải lắc đầu chào thua trước
tài “làm trò câu khách” của các nhà sản xuất Vietnam’s Got Talent.

Câu khách: Tây phải học ta

Tây cũng phải “bái phục” VN’s Got Talent _HOT 1337070917-susan_boyle

Sự lố bịch hóa mà Simon dựng lên cho Susan Boyle chẳng thấm vào đâu so với vụ Lê Nguyễn Quỳnh Anh?

Người ta tự hỏi: Nếu Susan Boyle ở Việt Nam, liệu cô có thành hiện
tượng không? Không cần suy nghĩ mà trả lời được: Có lẽ không! Bởi tài
năng và sự “lố bịch” của cô chưa đủ độ ép phê.

Sự lố bịch hóa mà Simon Cowell dựng lên cho Susan Boyle chẳng thấm
tháp vào đâu so với chuyện của thí sinh Lê Nguyễn Quỳnh Anh và gia đình
thí sinh này phải nhận ở Vietnam’s Got Talent mùa đầu tiên. Sau khi tập 7
của chương trình Vietnam’s Got Talent phát sóng (ngày 12/2), gia đình
thí sinh Quỳnh Anh trở thành trò cười cho dư luận với những phát biểu
ngộ nhận về tài năng của cô bé.

Người ta thấy chướng tai, gai mắt với những câu ca tụng mà gia đình
này dành cho Quỳnh Anh: “cháu nó quá có tài năng”, “xét về tài năng ca
hát thì Quỳnh Anh là đỉnh của đỉnh”, “cháu nó tài năng như thế sao không
cho cháu nó một cơ hội”,….

Trước sự đả kích gay gắt của công chúng, mẹ của cô bé phản pháo rằng,
chính nhà sản xuất và Ban tổ chức đã cắt xén, dàn dựng kịch bản nhằm
mục đích thương mại, câu khách. Theo bà, ngay từ đầu, chương trình đã
cho đạo diễn sắp xếp, yêu cầu con gái và gia đình bà nói gì, mặc gì. Tuy
nhiên, Ban tổ chức phủ nhận những cáo buộc này.

Hơn ai hết, nhà sản xuất Vietnam’s Got Talent quá hiểu khi thí sinh
bị họ “lố bịch hóa” thì gia đình thí sinh sẽ chạy đi tố cáo khắp nơi. Và
thực tế là gia đình Quỳnh Anh đã làm đơn kêu cứu lên tận Ủy ban Văn
hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội.  Đơn thư này sau
đó được chuyển tới tận Bộ Lao động, thương binh và xã hội.

Cái lợi mà phía nhà sản xuất Vietnam’s Got Talent thì ai cũng thấy
rõ. Ngay từ tập đầu phát sóng, chương trình đã bị chê nhạt. Thế nhưng
sau khi nổ ra cuộc chiến với gia đình thí sinh Quỳnh Anh. Vietnam’s Got
Talent đã được “cứu sống” khi trở thành chương trình được quan tâm hàng
đầu trên sóng truyền hình.

Với “thủ đoạn” này, chắc đến Simon Cowell, cha đẻ của chương trình
Got Talent, cũng phải chạy dài mới học kịp. Bởi chính ông cũng chưa thể
làm ra được một scandal nào trở thành “tiêu điểm” của cả xã hội và các
cơ quan quản lý nhà nước như các nhà sản xuất Vietnam’s Got Talent đã
làm được với vụ Quỳnh Anh hát Tình mẹ.

Tây cũng phải “bái phục” VN’s Got Talent _HOT 1337070917-me-con-quynh-anh

Mẹ con Quỳnh Anh từng trở thành đề tài gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài

Rating trung bình mỗi tập của Bratain’s Got Talent mùa thứ nhất
(2007) là 8 triệu người xem, mùa thứ 2 là 10,21 triệu người xem, mùa thứ
3, mùa có hiện tượng Susan Boyle đạt lượng người xem cao nhất khi lên
đến 13,6 triệu người xem. Mùa thứ 4 (năm 2010) 11, 05 triệu người  xem,
mùa thứ 5 đạt 10,4 triệu người xem.

Ở phiên bản Got Talent Mỹ, rating trung bình của mỗi tập trong mùa
đầu tiên năm 2006 đạt 10triệu người xem. Mùa thứ 2 đạt 12 triệu, mùa thứ
3 đạt 11,38 triệu, mùa thứ 4 đạt 11,91 triệu, mùa thứ 5 đạt 11,02
triệu, mùa thứ 6 đạt 11,82 triệu.

Tuy không công bố được số liệu chính xác lượng người xem cụ thể mỗi
tập phát sóng của Vietnam’s Got Talent là bao nhiêu. Nhưng nhìn vào
lượng rating của hai phiên bản Anh và Mỹ trên, chắc chắn nhà sản xuất
Vietnam’s Got Talent sẽ… cười khẩy.

Bởi họ thừa tự tin để khẳng định, lượng rating mỗi tập của Vietnam’s
Got Talent cao hơn nhiều so với con số hơn chục triệu người xem ở hai
phiên bản đình đám nhất trên thế giới kia.

Người ta tự hỏi, các nhà sản xuất Got Talent sao cứ phải “sống chết
tạo scandal”? Đơn giản bởi scandal là thứ đảm bảo vàng cho chương trình
của họ đắt khách quảng cáo. Ví như ở Việt Nam, để có được một đoạn quảng
cáo có độ dài 10s, 15s, 20s, 30s trong những chương trình có số lượng
người xem khá cao như Vietnam's Got Talent, một nhãn hàng, sản phẩm sẽ
phải bỏ ra lần lượt 75 triệu, 90 triệu, 112,5 triệu và 150 triệu đồng.
Đây là một con số không hề "rẻ" so với mặt bằng chung.

Vietnam's Got Talent phát sóng từ 20hđến 21h Chủ nhật hàng tuần. Một
khung giờ quá đẹp để khai thác quảng cáo. Với việc chèn quảng cáo trong
1h nói trên, thậm chí ở phần sau của chương trình, thời lượng phát sóng
lên đến 1h20phút thì tiền quảng cáo mà chương trình này thu về không hề
nhỏ.

Với một “tương lai đầy tiền bạc” như thế, chẳng thể trách được vì sao
Vietnam’s Got Talent lại “tài năng ít, tai tiếng nhiều”. Bởi đơn giản,
không ai chê tiền, và vì tiền, người ta phải nghĩ đủ cách để kiếm cho ra
nó. Cho dù có là “giẫm đạp, hay bán rẻ” một ai đó.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết