Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

MẠNG QUẢNG CÁO RAO VẶT TRỰC TUYẾN - ĐỊA ĐIỄM DU LỊCH HẤP DẪN


You are not connected. Please login or register

Siêu bão mặt trời

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1new Siêu bão mặt trời Mon May 21, 2012 1:57 pm

hjkgfg

avatar
Khách viếng thăm

Những ngôi sao như mặt trời của chúng ta có thể phóng ra các
siêu vết lóa, làm bùng nổ năng lượng mạnh gấp 10.000 lần so với các vết
lóa bình thường.

Giới thiên văn học trước đây từng phát hiện các siêu vết lóa từ nhiều
dạng sao khác nhau, phóng ra những cơn bão điện tích khủng khiếp cao gấp
10 đến 10.000 lần năng lượng của vết lóa lớn nhất từng xuất phát từ mặt
trời. Kể từ đó, các nhà khoa học muốn biết được những đợt siêu vết lóa
này có xuất hiện thường xuyên ở những ngôi sao có khối lượng và nhiệt độ
giống mặt trời hay không? Thậm chí những vết lóa bình thường từ mặt
trời có thể tống ra các cơn bão mang đầy điện tích hủy hoại vệ tinh, gây
nguy hiểm cho các phi hành gia đang làm việc trên Trạm Không gian quốc
tế và phá hỏng các mạng lưới điện trên trái đất. Do vậy, một siêu vết
lóa có thể đặt dấu chấm hết cho cuộc sống trên bề mặt địa cầu.

Siêu bão mặt trời Bao-mat-troiHình minh họa siêu vết lóa tại các ngôi sao giống mặt trời – Ảnh: ĐH Kyoto

Cho đến gần đây, các chuyên gia chỉ mới xác định được vài đợt siêu
vết lóa từ những ngôi sao giống mặt trời. Sự hiếm hoi này cản trở quá
trình phân tích của những nhà khoa học. Mới đây, vệ tinh chuyên săn lùng
hành tinh Kepler của NASA đã giúp các nhà nghiên cứu tìm ra phương pháp
phân tích mới, cho phép họ theo dõi cùng lúc nhiều ngôi sao khác nhau.
Nhờ vậy, các chuyên gia quan sát được đến 83.000 ngôi sao giống mặt trời
trong hơn 120 ngày, và phát hiện 365 siêu vết lóa từ 148 ngôi sao, với
mỗi đợt kéo dài từ 1 đến 12 giờ. Trong số đó, 101 siêu vết lóa xuất hiện
ở những ngôi sao quay chậm, tỷ lệ này ít hơn các ngôi sao quay nhanh
hơn. Theo suy đoán của các chuyên gia, vết lóa được sinh ra do hoạt động
từ trường của chính các ngôi sao, chứ không phải do tương tác giữa từ
trường sao với các hành tinh có nhiệt độ cao như sao Mộc. Và sao quay
nhanh có hoạt động từ trường cao hơn loại quay chậm, khiến siêu vết lóa
xuất hiện thường xuyên.

Theo tính toán, khoảng 800 năm lại xuất hiện siêu vết lóa mạnh gấp
100 lần vết lóa của mặt trời. Còn các siêu vết lóa mạnh gấp 1.000 lần có
chu kỳ khoảng 5.000 năm. Tuy nhiên, không có quy tắc nào về vấn đề này.
Ví dụ, một ngôi sao có thể liên tục phóng ra 100 siêu vết lóa trong 10
năm, và ngủ yên cho đến 79.990 năm sau, theo trưởng nhóm nghiên cứu
Hiroyuki Maehara của Đại học Kyoto (Nhật Bản). Các chuyên gia cũng cho
hay chưa tìm thấy dữ liệu về siêu vết lóa ở mặt trời trong 2.000 năm
qua, và có khả năng nó chưa bao giờ xuất hiện trong cả 1 tỉ năm. Cần có
thêm các nghiên cứu tiếp theo để tìm hiểu về hiện tượng hủy diệt này và
liệu mặt trời của chúng ta có thể sản sinh các siêu vết lóa hay không,
theo trang Space.com dẫn lời chuyên gia Maehara. Kết quả cuộc nghiên cứu
này đã được đăng tải trên chuyên san Nature.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết