Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

MẠNG QUẢNG CÁO RAO VẶT TRỰC TUYẾN - ĐỊA ĐIỄM DU LỊCH HẤP DẪN


You are not connected. Please login or register

Paris: Vườn Luxembourg

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1new Paris: Vườn Luxembourg Sat May 05, 2012 6:40 pm

xem

avatar
Khách viếng thăm

Vườn Luxembourg (Jardin Du Luxembourg) là
công viên lớn hạng nhì tại thủ đô Paris của nước Pháp. Vườn này rộng
khoảng 224,500 thước vuông. Nó còn được biết đến với tên “Vườn của Thượng Viện Pháp” (Garden of the French Senate) , tại vì Thượng Viện nằm trong Vườn này.

Vườn và cung điện Luxembourg. Hình Wikipedia.

Paris: Vườn Luxembourg 800px-French_Senate_seen_from_Luxembourg_Gardens_dsc00746

Các bạn còn nhớ bài ca “Mùa thu không trở lại” của nhạc si Phạm Trọng Cầu không? Trong bài này ông có nhắc tới Vườn Luxembourg với câu “qua vườn Luxembourg, sương rơi che phố mờ, buồn này có ai mua..

Vườn hoa trong cung điện Petit Luxembourg, dinh thự của Chủ tịch Thượng nghị viện. Hình Wikipedia.

Paris: Vườn Luxembourg 800px-Jardin_du_Petit_Luxembourg

Ngoài nhạc sỉ Phạm Trọng Cầu, nhiều văn nghệ sỉ nổi tiếng
của Pháp cũng thường đi dạo trong Vườn này. Trong số này chúng ta có thể
kể những nhà văn nổi tiếng của thế kỷ 19 như Victor Hugo, Baudelaire,
Balzac, Verlaine v.v..

Ở thế kỷ 20 có những nhà văn sau đây cũng thích đi dạo Vườn này:
Hemingway, Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir v.v… Hemingway là một
nhà văn nổi tiếng của Mỹ, đả từng đoạt giải thưỡng Nobel văn chương.
Nhưng lúc sống tại Paris, ông rất thích Vườn Luxembourg này.

Vườn Luxembourg do Hoàng Hậu Marie De Medicis, lúc
đó là hoàng hậu nhiếp chánh của Vua Louis XIII, quyết định xây dựng vào
năm 1611. Bà muốn xây cất một cung điện giống như cung điện Pitti ở
thành phố Florence bên Ý nơi sanh của bà. Cung điện này và Vòi nước phun
(Fountain) vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Vòi nước phun Medici (Medici Fountain) do Hoàng Hậu Medicis xây dựng vào năm 1630. Bà là vợ của Vua Henry IV và là Hoàng Hậu Nhiếp Chánh cho Vua Louis XIII. Hình Wikipedia.

Paris: Vườn Luxembourg 800px-Monument_a_cot%25C3%25A9_du_palais

Năm 1612, bà cho trồng 2,000 cây Elm Tree (Cây đu) và cho xây dựng
một vườn hoa theo lối Ý quê hương của bà. Năm 1630 bà mua thêm 30 hecta
đất, để nới rộng Vườn hoa ở đây giống như ở điện Versailles và điện
Tuileries. Kết quả là Vườn Luxembourg ngày nay.

Vui hưởng cuộc đời trong Vườn Luxembourg. Hình Wikipedia.

Paris: Vườn Luxembourg 800px-Luco2

Điện Pantheon nhìn từ Vườn Luxembourg. Hình Wikipedia.

Paris: Vườn Luxembourg 800px-Une_all%25C3%25A9e_au_jardin_du_Luxembourg

Còn 2 ngày nửa vợ chồng tôi sẻ lên đường đi Paris. Chúng tôi dự định
đến thăm viếng trở lại khu phố La Tinh và Vườn Luxembourg nổi tiếng, nơi
ấp ủ nhiều kỷ niệm vui thời tuổi trẻ, lúc tôi du học ở Pháp.

Hẹn sẻ chụp nhiều hình chia sẻ với các bạn.

Đây là mẩu nguyên thủy (Original model) của Tượng Nữ Thần Tự Do, tại Vườn Luxembourg. Hình Wikipedia.

Paris: Vườn Luxembourg 398px-Statue_de_la_liberte

Mẩu nguyên thủy (Original model) của Tượng Nữ Thần Tự Do.

Paris: Vườn Luxembourg Paris002

“Luxembourg là một khu vườn lớn và nổi tiếng ở Paris, nằm tại
Quận 6 của thành phố. Với diện tích gần 23 hecta, Luxembourg là khu vườn
quan trọng của Paris, nơi đi dạo, gặp gỡ của sinh viên, người dân Paris
và cả khách du lịch. Được tạo ra từ năm 1612 theo lệnh của hoàng hậu
Marie de Médicis, bên trong khu vườn còn có cung điện Luxembourg, ngày
nay là trụ sở Thượng nghị viện Pháp, cùng nhiều tượng đài và một vài
công trình khác. Vườn Luxembourg còn có tên gọi vui là Luco.


Nằm trong khu phố La Tinh, vườn Luxembourg có diện tích 224.500 m²,
xung quanh bao bởi hàng rào sắt với mũi nhọn phủ một lớp mạ vàng. Khắp
vườn, các bức tượng trang trí miêu tả những vị thần Hy Lạp hay các con
thú được đặt trên bãi cỏ hay trong những không gian cây xanh. Trong số
đó có bức Nữ thần Tự Do được nhà điêu khắc Frédéric Auguste Bartholdi,
cũng là tác giả phiên bản lớn tại New York, tặng cho bảo tàng vào năm
1900. Đến năm 1906 thì bức tượng được đem ra đặt ngoài vườn.

Cạnh cổng vào trên đại lộ Saint-Michel, một ki ốt âm nhạc dành cho
những người chơi nhạc. Đài phun nước Médicis nằm sát hàng rào của vườn,
cạnh con phố cùng tên. Cung điện Luxembourg nằm ở phía Bắc. Phía trước
cung điện là bể nước hình bát giác cùng lối đi và bãi cỏ rộng. Đây là
nơi trẻ em thả thuyền đồ chơi và kê các ghế sắt dành cho người đi dạo
nghỉ chân. Petit Luxembourg, dinh thự của Chủ tịch Thượng nghị viên nằm
bên cung điện. Nhà ươm cam cũng nằm ở phía Bắc của vườn, cạnh Petit
Luxembourg. Bảo tàng Luxembourg với các tác phẩm nghệ thuật đương đại
cũng nằm trong một tòa nhà ở đây. Không gian phía Tây dành cho thể thao
với sáu sân quần vợt, những người chơi bi sắt trên nền đất và chơi cờ
vua dưới những mái che. Phía Đông của vườn, dinh thự Vendôme cũ, ngày
nay là Trường Mỏ Paris, nằm quay mặt ra đại lộ Saint-Michel. Ngoài ra
vườn Luxembourg còn có một nhà hát múa rối, một hiệu sách, quầy bán
nước, trại ong, không gian dành cho trẻ em…

Cũng như khu phố La Tinh, vườn Luxembourg là điểm ưu thích của cả
sinh viên và khách du lịch. Đây cũng là khu đi dạo của người dân thành
phố và các nhân viên văn phòng gần đó ra ngồi nghỉ trưa.

Sau khi vua Henri IV mất vào năm 1610, hoàng hậu Marie de Médicis trở
thành nhiếp chính cho tới khi Louis XIII, lúc đó mới 8 tuổi rưỡi,
trưởng thành. Không còn thích thú sống ở Louvre, Marie de Médicis dự
định xây dựng một cung điện kiểu Ý, quê hương của mình. Năm 1612, Marie
de Médicis mua lại dinh thự Petit Luxembourg từ người bạn là François,
công tước Luxembourg. Trước đó, hoàng hậu cùng các con đã thường tới đi
dạo trong khu vườn của dinh thự này. Năm 1615, cung điện Luxembourg được
xây dựng trong khu vườn và Marie de Médicis về sống ở đây từ năm 1625.

Ngay từ giữa thế kỷ 17, vườn Luxembourg đã đôi khi được mở cửa cho
công chúng, tùy theo chủ nhân. Cung điện Luxembourg qua tay nhiều quý
tộc, vua chúa, cho tới Cách mạng Pháp thì trở thành tài sản quốc gia,
trở thành xưởng vũ khí, rồi nhà tù. Thời Đệ nhất đế chế, vườn Luxembourg
được kiến trúc sư Jean-François-Thérèse Chalgrin cho bố trí lại, đặt
thêm nhiều tác phẩm điêu khắc, tượng. Cho tới Thế chiến thứ hai, khi
Paris bị Quân đội Đức chiếm đóng, cung điện trở thành trụ sở bộ tham mưu
Không quân Đức. Nhiều bức tượng bị đem nấu chảy và các lô cốt được đào
ngay trong vườn. Khi Paris được giải phóng, các xe tăng đi ngang qua
vườn trong các ngày từ 19 tới 25 tháng 8 năm 1944.

Là khu vườn lớn bên khu phố La Tinh và Saint-Germain-des-Prés nên có
rất nhiều nghệ sĩ, nhà văn đã thường từng đi dạo trong vườn Luxembourg.
Từ các nhà văn thế kỷ 19 như Victor Hugo, Baudelaire, Balzac, Verlaine…
cho đến những tên tuổi lớn của thế kỷ 20: Hemingway, Jean-Paul Sartre,
Simone de Beauvoir…

Trong tác phẩm Ba chàng lính ngự lâm của Alexandre Dumas,
D’Artagnan đã hẹn đấu kiếm với Athos, Porthos và Aramis tại vườn
Luxembourg. Nhạc sĩ Việt Nam Phạm Trọng Cầu từng học tại Paris cũng đã
sáng tác ca khúc nổi tiếng Mùa thu không trở lại với câu “qua vườn
Luxembourg, sương rơi che phố mờ, buồn này có ai mua”.”.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết